Những tiêu chuẩn kỹ thuật thang máy

  • 10/2020
  • 1075

Những tiêu chuẩn kỹ thuật thang máy,... Các tiêu chuẩn tuân theo TCVN 6395-1998.... Tiêu chuẩn an toàn xây dựng TC 4086-85 , Yêu cầu chung an toàn hàn điện TCVN 3146-86,...

I. Tiêu chuẩn kỹ thuật cần tuân thủ chung trong lắp đặt thang máy

Mỗi công trình đều có tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí đánh giá cũng như các chuẩn mực theo quy định của nhà nước. Tuy mỗi công trình đều có những đặc thù riêng nhưng vẫn đảm bảo nhưng yêu cầu và tiêu chuẩn sau:

-    Thang máy được lắp đặt dựa trên hồ sơ kỹ thuật gốc, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với TCVN 6395-1998

-    Quy phạm an toàn TCVN 4244-86

-    Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, thực hiện theo các bước trong quy phạm an toàn trong xây dựng TCVN  5308-91

-    Tiêu chuẩn an toàn xây dựng TC 4086- 85

-    An toàn cháy TCVN 3254-79

-    Yêu cầu chung an toàn hàn điện TCVN 3146-86

-    Việc hiệu chỉnh và kiểm tra theo từng bước trong quy định TCVN 6395-1998

Lặp đạt thang máy gia đình tại Hà Nội

II.  Các bước tiến hành thi công thang máy

1. Chuẩn bị cho lắp đặt thang máy

-    Xác định vị trí lắp đặt thang máy.

-    Kiểm tra, đo đạc và hình dung các bộ phận sau trên bản vẽ thi công:

  • Kích thước hố thang, độ thông thủy.
  • Kích thước, vị trí, độ ẩm hốc giảm chấn.
  • Chiều cao các tầng, đô chênh lệch sai số.
  • Vị trí tủ điện, máy kéo, ròng rọc,…
  • Kích thước tổng chiều cao hố, phòng máy, cửa thang máy, trụ,..

-    Kiểm tra sự đầy đủ của các thiết bị phòng chống cháy, bảo hộ lao động và dụng cụ lắp ráp.

-    Lập biên bản công việc chuẩn bị, đưa ra bản nội quy an toàn lắp đặt thang máy trước khi tiến hành lắp đặt thang.

2. Xây dựng khung thang máy

- Xây dựng hố PIT, hố thang, giảm chấn,…

- Chiều cao tầng trên tầng dưới, cửa cabin tiếng hành xây dựng như bản vẽ đã đề ra.

- Kichs thước phòng máy, tạo móc treo,…

LƯU Ý:  Khi có sự thay đổi trong thiết kế cần báo ngay với chủ nhà cũng như nhân viên ký thuật để kịp thời xử lý

3. Thực hiện lắp đặt (Theo thiết kế của hãng)

    -    Vận chuyển bộ tời, tủ điện lên tum đặt phòng máy (Với thang máy có phòng máy).

    -    Lắp rail đặt cabin, rail đối trọng

    -    Lắp hệ thống máy kéo và cáp kéo ở tầng trên cùng (Với thang máy sử dụng độc cơ tải).

    -    Lắp bộ khung dẫn hướng cabin.

    -    Lắp khung bộ dẫn hướng đối trọng

    -    Lắp kẹp các hệ thống chịu lực

    -    Lắp các cửa tầng

    -    Lắp đặt hệ thống đầu cửa cabin

    -    Lắp đặt vách, trần, cửa cabin

    -    Lắp đặt phần điện động lực, hệ thống truyền thông, tín hiệu, hệ thống an toàn, bảo quá tải, phất pha…

Bản vẽ thang máy gia đình

4. Các bước chạy thử

- Sau khi đã lắp đặt hoàn thành cần chạy thử để xem thang máy hoạt động có đúng theo thết kế đã đề ra không, từ đó chỉnh sửa và căn chỉnh theo đúng mong muốn.

- Xem xét các chi tiết có hoạt động an toàn không, của cabin đóng mở đúng quy trình, không bị rung lắc, tiếng ồn từ động cơ,...

5. Việc kiểm tra thử trọng tải thang

-    Việc kiểm tra này giúp biết được hiệu quả của thắng, độ bền của dây cáp và lực kéo của máy kéo.

- Khi cho tăng vận tốc hoạt động của thang máy lên mà dây cáp không bị trùng nún tức là đã đạt tiêu chuẩn.

6. Tiến hành đưa và sử dụng và chuyển qua nghĩa vụ bảo hành

- Sau khi lắp đặt thành công và đưa vào bàn giao, bênthi công phải có nghĩa vụ bảo hành tối thiểu là 10 năm với các công trình thực hiện lần đầu.

- Trong năm đầu tiên cần bảo trì bảo dưỡng tối thiểu 3 tháng 1 lần và các năm sau thì giảm dần số lần bảo trì bảo dưỡng trong năm.

 

Bình luận